Custom Search
Ads by VADpay advertising

Bài mới nhất ở Easyadsensevn

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

2 cách để hiển thị "Các bài đăng liên quan" ("Related Posts")

Để cho độc giả tiện theo dõi những bài viết liên quan đến entry hiện tại đang đọc, tôi nghĩ nên thiết lập widget để hiển thị "Các bài đăng liên quan".

Tôi đã tìm được 2 phương pháp để hiển thị tiện ích này, được viết bởi Blogger người Việt là Hoctro và Blogger PurpleMoggy. Tôi đã thử áp dụng 2 phương pháp này trên 2 Blog mà tôi đang sở hữu: Blog này, và Blog tiếng Anh http://easyadsensevn.blogspot.com/. Các Widget này hoạt động tương đối tốt. Vì vậy, tôi nghĩ nên giới thiệu lại cho những ai chưa bao giờ sử dụng, giống như tôi.

Đầu tiên là phương pháp của Hoctro:

Trước khi cài đặt phương pháp này cần lưu ý:

Để đảm bảo cho phương pháp này hoạt động, bạn cần phải bật "feeds" lên. Một cách mặc định, Blog của bạn tự động bật "feeds".

Phải đảm bảo rằng feed của bạn được đặt ở chế độ như sau (có thể là "Full" hoặc "Short"):



chứ không phải như sau:



Cũng phải đảm bảo rằng, trong " Settings -> Archiving", "Enable Post Pages?"được đặt ở chế độ "Yes"




Để cài đặt tiện ích này, đầu tiên phải làm theo hướng dẫn của bài viết Hacking Technique: How To Modify and add Widget to the Template, đặc biệt là mục B.4 (bài viết này chỉ cách add code vào các vị trí thích hợp!)

Sau đó, cắt và dán đoạn code dưới đây giữa hai thẻ "b:widget" bất kỳ, lưu template lại, và kết thúc!


<b:widget id='Blog3' locked='false' title='Blog Posts' type='Blog'>
<b:includable id='comments' var='post'>
</b:includable>
<b:includable id='postQuickEdit' var='post'>
</b:includable>
<b:includable id='main'>
<!-- *****************http://hoctro.blogspot.com*****Sep,2008********** -->
<!-- ***Related Articles by Labels Written by Hoctro- Take Three******* -->
<!--<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>-->
<div class='widget-content'>
<h3>Các bài đăng liên quan</h3>
<div id='data2007'/><br/><br/>
<div id='hoctro'>Widget by <u><a href='http://hoctro.blogspot.com'>Hoctro</a>

</u></div>
<script type='text/javascript'>


// Incorporating modified by Jackbook to the next line, thank you very much.
var homeUrl3 = "<data:blog.homepageUrl />";
var maxNumberOfPostsPerLabel = 4;
var maxNumberOfLabels = 10;

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
maxNumberOfPostsPerLabel = 100;
</b:if>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
maxNumberOfLabels = 3;
</b:if>


function listEntries10(json) {
var ul = document.createElement('ul');
var maxPosts = (json.feed.entry.length &lt;= maxNumberOfPostsPerLabel) ?
json.feed.entry.length : maxNumberOfPostsPerLabel;
for (var i = 0; i &lt; maxPosts; i++) {
var entry = json.feed.entry[i];
var alturl;

for (var k = 0; k &lt; entry.link.length; k++) {
if (entry.link[k].rel == 'alternate') {
alturl = entry.link[k].href;
break;
}
}
var li = document.createElement('li');
var a = document.createElement('a');
a.href = alturl;

// Adding an if statement to exclude current post. Addition from Jackbook.com. Thank you
if(a.href!=location.href ) {
var txt = document.createTextNode(entry.title.$t);
a.appendChild(txt);
li.appendChild(a);
ul.appendChild(li);
}
}

for (var l = 0; l &lt; json.feed.link.length; l++) {
if (json.feed.link[l].rel == 'alternate') {
var raw = json.feed.link[l].href;
var div1 = document.createElement('div');
div1.appendChild(ul);
document.getElementById('data2007').appendChild(div1);
}
}
}

function search10(query, label) {

var script = document.createElement('script');
script.setAttribute('src', query + 'feeds/posts/default/-/'
+ encodeURIComponent(label) +
'?alt=json-in-script&amp;callback=listEntries10');
script.setAttribute('type', 'text/javascript');
document.documentElement.firstChild.appendChild(script);
}

var labelArray = new Array();
var numLabel = 0;

<b:loop values='data:posts' var='post'>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
textLabel = "<data:label.name/>";

var test = 0;
for (var i = 0; i &lt; labelArray.length; i++)
if (labelArray[i] == textLabel) test = 1;
if (test == 0) {
labelArray.push(textLabel);
var maxLabels = (labelArray.length &lt;= maxNumberOfLabels) ?
labelArray.length : maxNumberOfLabels;

if (numLabel &lt; maxLabels) {
search10(homeUrl3, textLabel);
numLabel++;
}
}
</b:loop>
</b:loop>
</script>
</div>
<!--</b:if>-->
</b:includable>
<b:includable id='backlinkDeleteIcon' var='backlink'>
</b:includable>
<b:includable id='feedLinksBody' var='links'>
</b:includable>
<b:includable id='backlinks' var='post'>
</b:includable>
<b:includable id='status-message'>
</b:includable>
<b:includable id='feedLinks'>
</b:includable>
<b:includable id='nextprev'>
</b:includable>
<b:includable id='commentDeleteIcon' var='comment'>
</b:includable>
<b:includable id='post' var='post'>
</b:includable>
</b:widget>




Các điểm đặc biệt quan trọng cần chú ý:

1. Để cài đặt số lượng tối đa của các tít (headline) cho mỗi nhãn (label), cần đổi số trên dòng sau (hiện thời maximum là 4):

var maxNumberOfPostsPerLabel = 4;


2. Để đặt số lượng tối đa các nhãn, đổi số trên dòng sau đây (hiện thời là 10):

var maxNumberOfLabels = 10;

Kinh nghiệm của tôi cho thấy, cố gắng hạn chế mỗi bài đăng chỉ khoảng 2 nhãn, khi đó liên kết với maxNumberOfPostsPerLabel, bạn sẽ nhận được một danh sách các bài đăng liên quan chính xác hơn.

3. Hiển thị widget chỉ ở từng bài viết

Nếu bạn không muốn hiển thị widget này trên trang chính, bởi vì có thể trang chính của bạn có quá nhiều bài viết, bạn đổi dòng in đậm sau đây:

<!-- *****************http://hoctro.blogspot.com*****Sep,2008********** -->
<!-- ***Related Articles by Labels Written by Hoctro- Take Three******* -->
<!--<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>-->


thành:

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>

và cũng đổi dòng in đậm sau (nằm ở vị trí khoảng 2/3 của code)

<!--</b:if>-->

thành

</b:if>

4. Để giới hạn không gian của Widget

Thỉnh thoảng, mỗi nhãn có rất nhiều bài viết, chúng lấy rất nhiều không gian, tuy nhiên bạn lại muốn liên kết hết những bài viết liên quan nhiều nhất có thể. Tôi giới thiệu bạn cách đặt widget trong một cái hộp, 1 CSS đặc trưng mà tôi đã dùng gần đây trong "TOC Widget".

Để làm được như thế, tìm dòng sau đây:

<div id='data2007'/><br/><br/>

sau đó add kiểu CSS cho nó:

<div id='data2007' style='height:200px;overflow:auto;border:1px solid brown'/><br/><br/>

Ở đây tôi dùng kiểu CSS với chiều cao của Widget là 200px, đồng thời tôi cũng tạo khung màu xám với đường kẻ nhỏ. Các bạn có thể thử và cho ý kiến!

Bây giờ tôi sẽ giới thiệu với các bạn Phương pháp của PurpleMoggy:

Đầu tiên, vào Template -> Edit HTML và dán đoạn code sau vào <head>... </head>

<script type="text/javascript">
//<![CDATA[
var relatedTitles = new Array();
var relatedTitlesNum = 0;
var relatedUrls = new Array();
function related_results_labels(json) {
for (var i = 0; i < json.feed.entry.length; i++) {
var entry = json.feed.entry[i];
relatedTitles[relatedTitlesNum] = entry.title.$t;
for (var k = 0; k < entry.link.length; k++) {
if (entry.link[k].rel == 'alternate') {
relatedUrls[relatedTitlesNum] = entry.link[k].href;
relatedTitlesNum++;
break;
}
}
}
}
function removeRelatedDuplicates() {
var tmp = new Array(0);
var tmp2 = new Array(0);
for(var i = 0; i < relatedUrls.length; i++) {
if(!contains(tmp, relatedUrls[i])) {
tmp.length += 1;
tmp[tmp.length - 1] = relatedUrls[i];
tmp2.length += 1;
tmp2[tmp2.length - 1] = relatedTitles[i];
}
}
relatedTitles = tmp2;
relatedUrls = tmp;
}
function contains(a, e) {
for(var j = 0; j < a.length; j++) if (a[j]==e) return true;
return false;
}
function printRelatedLabels() {
var r = Math.floor((relatedTitles.length - 1) * Math.random());
var i = 0;
document.write('<ul>');
while (i < relatedTitles.length && i < 20) {
document.write('<li><a href="' + relatedUrls[r] + '">' + relatedTitles[r] + '</a></li>');
if (r < relatedTitles.length - 1) {
r++;
} else {
r = 0;
}
i++;
}
document.write('</ul>');
}
//]]>
</script>

Lưu nó lại, sau đó tick vào hộp Expand Widget Template. Trong code HTML, tìm đoạn sau:
        <b:if cond='data:post.labels'>
<data:postLabelsLabel/>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'><data:label.name/></a><b:if cond='data:label.isLast != "true"'>,</b:if>
</b:loop>
</b:if>

để đổi nó thành:
        <b:if cond='data:post.labels'>
<data:postLabelsLabel/>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'><data:label.name/></a><b:if cond='data:label.isLast != "true"'>,</b:if>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<script expr:src='"/feeds/posts/default/-/" + data:label.name + "?alt=json-in-script&amp;callback=related_results_labels&amp;max-results=10"' type='text/javascript'/>
</b:if>

</b:loop>
</b:if>
Chú ý rằng 3 dòng in đậm là 3 dòng ta cần thêm vào.

Lưu lại và vào Layout -> Edit HTML trở lại. Dán đoạn code sau ngay dưới đoạn code vừa rồi:
<script type="text/javascript">
removeRelatedDuplicates();
printRelatedLabels();
</script>
Sau đó, copy và dán đoạn mã sau vào giữa bất kỳ 2 thẻ "b:widget" nào:
<b:widget id='HTML13' locked='false' title='Các bài đăng liên quan' type='HTML'>
<b:includable id='main'>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<!-- only display title if it's non-empty -->
<b:if cond='data:title != ""'>
<h2 class='title'><data:title/></h2>
</b:if>
<div class='widget-content'>
<data:content/>
</div>

<b:include name='quickedit'/>
</b:if>
</b:includable>
</b:widget>
Có một vái số liệu mà bạn có thể cải tiến để bớt đi hay thêm vào số bài đăng. Trong hộp code đầu tiên, có đoạn i < 20 và trong hộp code thứ 3 có đoạn max-results=10. Bạn có thể thay thế những con số này bởi số lượng mà bạn muốn.

Tôi mong là bài viết này có thể giúp ích cho bạn.

(Bản tiếng Anh: http://easyadsensevn.blogspot.com/2008/09/2-methods-to-display-related-posts.html)
--> Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2008

7 cách để quảng bá trang web của bạn với chỉ một ít tiền

Cách đây một thời gian tôi viết một bài với tiêu đề “Có phải bạn đang quảng cáo blog của bạn?” (“Are you marketing your blog?”), ở đó tôi đã lý luận rằng có một việc hoang đường trên mạng, đó là các blogger và các webmaster không nên tốn tiền cho việc quảng cáo trang web. Việc khó tin này xuất phát từ các câu chuyện về sự thành công của những người đã xoay sở để tạo một trang web được ưa thích mà không phải tốn một đồng một xu nào cho quảng cáo cũng như là các kỹ thuật tiếp thị khác.

Sự thật đó là, hầu hết những website thành công này đều là những website tiên phong, mở đường trên niche của chúng, đó là lý do tại sao chúng trở nên nổi tiếng, được ưa thích mà không phải trả một hào một xu nào cho việc quảng cáo. Tình hình bây giờ thì khác rồi, giờ thì chợ rất đông rồi, có cả hàng ngàn website, blog, thậm chí có cả những loại hình nhỏ hơn nữa. Hệ quả là, kỹ thuật quảng cáo trả tiền trở thành một nhân tố quan trọng cho bất kỳ chiến lược marketing thành công nào.

Ở dưới đây bạn sẽ tìm thấy 7 cách để quảng bá trang web hay blog của bạn chỉ với một ít tiền. Bạn có thể dùng chúng để làm tăng traffic còn thấp của trang web hay blog, tăng thứ hạng trên Search engine, hiển thị được niche của bạn, v.v. Nếu bạn mong muốn kiếm tiền với trang web của bạn, không có lý do nào bạn lại không bỏ ra ít tiền để sau đó có thể thu được một lượng lớn hơn, đúng không nào?

1. AdWords: Google kiếm được hàng tỷ đô-la mỗi năm nhờ sự kết hợp AdWords-AdSense. Tại sao thế? Bởi vì chúng hoạt động tốt. Adwords có thể là phương pháp hữu hiệu nhất để tăng traffic cho trang web của bạn. Để có thể dùng AdWords, bạn nên tạo một tài khoản, thêm vào nhiều keyword (từ "nhiều" ở đây có nghĩa là hàng trăm, hàng ngàn) có liên quan đến trang của bạn, và đặt tỷ lệ tối đa cho Pay-per-Click là $0.01. Sau đó, tăng tỷ lệ lên $0.01 mỗi tuần hoặc có thể là tăng đến khi bạn bắt đầu nhận được lượng tiền muốn có của click hàng ngày. Chú ý rằng với các định giá thấp, các từ khóa sẽ được báo cáo lại như là “Inactive for Search”. Đừng nên lo lắng quá, điều đó chỉ có nghĩa là các quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện trên mạng lưới tìm kiếm (các kết quả tìm kiếm của Google), nhưng chúng sẽ xuất hiện trên mạng nội dung (trên các website của những người dùng AdSense).

2. Site-Specific AdWords: nếu bạn để ý bạn sẽ thấy hầu hết các khối (unit) AdSense đều có một link với tiêu đề “Advertise on this site” ("Quảng cáo trên trang này"). Đặc trưng này cho phép những nhà quảng cáo AdWords tạo ra các Ad tùy biến để hiển thị trên các website đặc biệt. Các Ad này hoạt động thiên về hình thức CPM (cost per 1000 impressions) hơn là CPC (cost per click), nhưng chúng cũng sinh ra một lượng rất tốt traffic do bạn sẽ điều khiển đặt Ad ở đâu. Bạn có thể nhận được một kết quả tốt hơn nếu trong quá trình thiết kế các Ad, bạn đầu tư chút đỉnh. Nhấp vào đây để xem một vài ví dụ.

3. StumbleUpon Ads: StumbleUpon làm một trang với những dấu ấn xã hội rất đậm nét, cho phép người sử dụng khám phá được những trang web chất lượng cao qua việc sử dụng một công vụ trình duyệt. Khi bạn click lên “Stumble”, hệ thống sẽ tự động cung cấp một trang web của những người với tỷ lệ quan tâm là dương (positive). Bạn có thể đánh giá tỷ lệ quan tâm là dương hay âm cho bất kỳ trang web nào bạn viếng thăm trên mạng. StumbleUpon cũng cung cấp những chiến dịch vận động quảng cáo, gọi là StumbleUpon Ads, qua đó bạ có thể phân phối trang web của bạn một các trực tiếp tới những người dùng Stumble (“Stumblers”). Mỗi trang được phân phối đi tốn mất $0.05, nhưng do các website xuất hiện trên StumbleUpon thường có chất lượng cao, điều này tương tự như một phần tiền trả cho traffic sẽ được chuyển ngược vào những độc giả thường xuyên.

4. Text Link Ads: nếu bạn đang cố gắng để tăng thứ hạng search engine, bạn nên xem xét việc mua một vài Ad dưới dạng Text link. Trong khi những Text link đó có thể sinh traffic trực tiếp, lợi nhuận lớn nhất mà bạn thu được đó là cải thiện thứ hạng search engine, đặc biệt nếu các link được hiển thị trên các trang web có uy tín và có liên quan. Bạn có thể mua các Text link ở rất nhiều nơi, bao gồm các công ty rất đặc biệt, chẳng hạn như Text-Link-AdsText Link Brokers hoặc trên các diễn đàn trực tuyến như nơi buôn bán của Digital Point.

5. Direct Banner Sales: hầu hết các website được lập nên là để trực tiếp bán các Banner Ad, hay là các kế hoạch bảo hộ (Sponsorship plan). Những hình thức quảng cáo này thường được kiến trúc với chi phí từng tuần hoặc từng tháng, bất chấp số lượng của các impression hay click mà bạn sẽ nhận. Những độc giả của trang web mà bạn sẽ hiển thị banner sẽ liên kết thông điệp trên banner với trang web hay blog của bạn. Có thể họ chỉ lướt qua bannner đó, hoặc có thể quay lại xem 2 hay 3 lần, điều đó có nghĩa là họ rất ấn tượng, và họ quyết định kiểm tra xem banner này vì sao lại hấp dẫn? Lợi thế khác của việc thay thế banner đó là, thực tế là nhiều người sẽ không tỉnh táo nghĩ rằng chủ của trang web đã xác nhận cho nội dung hay sản phẩm của bạn.

6. Sponsored Reviews: việc mua một vài Sponsored review là một cách tốt để tạo bàn đạp cho một trang web. Chúng sẽ mang tới cho bạn các backlink, traffic và các RSS subscriber. Có rất nhiều nghiên cứu thị trường khẳng định rằng, “word of mouth” ("từ cửa miệng") là cách hữu hiệu nhất để thu hút sự quan tâm của mọi người., và đó chính là những gì bạn nhận được qua các sponsored review. Hoặc là bạn trả với một giá thấp (tỉnh thoảng dưới $5 mỗi review) để nhận một số lượng lớn các review từ các trang nhỏ hơn, hoặc bạn có thể tập trung trên những người chơi lớn (có thể bạn nộp vào vài trăm đô-la cho một review) những đối tượng đảm bảo cho niche của bạn. Cách tốt nhất để mua Sponsor review là thông qua các trang như SponsoredReviews.com, ReviewMe hay PayPerPost.com.

7. Blog Networks: có nhiều mạng blog được tìm theo nguyên tắc trao đổi traffic. Nói một cách dễ hiểu, bạn tạo một tài khoản cho blog của bạn và bạn thu được credit nhờ vào việc lướt qua blog của các thành viên khác. Sau đó, bạn có thể dùng các credit này để lôi kéo mọi người đến blog của bạn hoặc là hiển thị banner của bạn trong nội mạng. Điều thú vị là, hầu hết các mạng lưới blog cho phép người sử dụng mua credit bằng tiền, và giá cả thật sự tiện lợi. Bạn có thể nên nhận hàng trăn độc giả hoặc nhận hàng ngàn các Banner với số tiền ít hơn 10 dollars. Một vài mạng blog bán credit như Blog Explosion, Blog SoldiersBlog Advance.

Bài viết này mình dịch từ Dailyblogtips. Các bạn có thể xem bản tiếng Anh ở đây để đối chiếu.
--> Đọc tiếp...

28 cách kiếm tiền từ trang web của bạn

Bài viết được mình dịch từ Dailyblogtips. Các bạn có thể đọc bản tiếng Anh ở đây để đối chiếu.
--> Đọc tiếp...

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Kiếm tiền với Homepages Friends - Thật đơn giản

Các bạn đều biết rằng, nếu chúng ta có một tài khoản Google AdSense, chúng ta có thể kiếm tiền từ AdSense for Search Engine. Yahoo! cũng cho chúng ta nguồn lợi đó, nhưng không phải trực tiếp, mà qua sự kết hợp với một công ty Anh, gọi là Homepages Friends (trước đây, Homepages Friends dùng tên khác là MySearchFunds). Các bạn có thể xem trên trang www.phamem.com cũng có biểu tượng của Homepages Friends. Tôi cũng chỉ mới biết đến hình thức kiếm tiền qua mạng này, và hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về Homepages Friends và làm thế nào để kiếm tiền từ Homepages Friends.

Homepages Friends là công ty của Anh, hoạt động dựa trên việc thu thập lợi tức từ các link được bảo trợ được bạn dùng khi tìm kiếm. Tất cả các máy tìm kiếm mang lại lợi tức như nhau, nhưng công ty này là công ty duy nhất chia lợi nhuận với người dùng theo tỉ lệ 50/50. Công ty này sẽ trả tiền cho bạn qua việc bạn dùng từ khóa tìm kiếm. Bạn sẽ được trả khoảng 2 xu (pence) cho mỗi lần search. Đây không phải là một khoảng tiền lớn, nhưng bạn có thể tăng số tiền này lên sau vài tuần/tháng, tùy thuộc vào số lần bạn tìm kiếm.

Cảnh báo: Bạn đừng nghĩ là có thể qua mặt được Myhpf khi thực hiện tùy tiện các tìm kiếm. Họ có phần mềm để dò xem các từ khóa bạn dùng có đủ "chất lượng" không, rồi sẽ tính tiền theo số từ khóa đó. Trường hợp bạn cố tình Scam, đầu tiên Myhpf sẽ gởi thư cảnh cáo, nếu tái phạm, họ sẽ khóa tài khoản của bạn.

Chú ý rằng, bạn sẽ được trả tiền khi tài khoản của bạn đạt tối thiểu £20, và tiền sẽ chuyển vào tài khoản của bạn 45 ngày sau khi kết thúc tháng mà bạn đủ £20.

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn dùng chương trình này. Đầu tiên đăng kýở Sign Up. Bạn sẽ thấy một cửa sổ như sau:
Điền tên, quốc gia, và email liên lạc của bạn, tick vào hộp Terms & Conditions, sau đó click vào > Step 2. Ở cửa sổ mới, bạn sẽ thấy có Bước 2 và Bước 3, thông tin bạn đã đăng ký (ID cho Myhpf, password, email). Bạn nên bỏ qua Bước 2, đến thẳng Bước 3 để cài đặt hộp tìm kiếm của bạn: Click here to change your search box, sau đó chọn Start using it right away. Bạn có thể thấy rõ hơn qua hình dưới đây:
Một email sẽ được gởi đến hộp thư mà bạn đã dùng để đăng ký (bạn nên nhớ password để Sign In, chú ý rằng thỉnh thoảng tin nhắn được gởi trong Bulk). Giờ thì bạn có thể thấy Username của mình trên hộp tìm kiếm (chẳng hạn, tôi dùng User name là EasyAdsenseVn) và bây giờ bạn có thể dùng hộp tìm kiếm của riêng bạn rồi.

Trong cùng một cửa sổ, bạn thấy Click here to go to your homepage and start exploring. Nhấp vào link, bạn sẽ thấy một cửa sổ có dạng:
Nó mang tiền đến cho bạn!

Còn có một nguồn lợi khác khi bạn dùng dịch vụ này, đó là tiền thu được khi giới thiệu bạn bè dùng Myhpf. Máy tìm kiếm có một hệ thống tham chiếu 3 bậc, theo đó, bạn được trả 10% cho mức 1, 5% cho mức 2 và 2.5% cho các lợi tức tham chiếu ở mức 3. Nếu bạn giới thiệu bạn bè tham gia Myhpf, bạn sẽ nhận thêm 10%.

Bạn có thể giới thiệu bạn bè nhờ chức năng gọi là Tell a friend. Kèm email của bạn bè cua bạn vào trong list, Homepages Friends gởi cho bạn bè của bạn một email giải thích cách kiếm tiền qua Myhpf.

Chương trình này thật hay. Hãy đăng nhập ở Sign Up, và làm ơn phản hồi cho tôi mỗi khi bạn nhận được tiền nhờ Homepages Friends.

(Dịch từ EasyAdsenseVn)
--> Đọc tiếp...

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

43 lỗi thiết kế Web bạn nên tránh - Phần 2

23 lỗi đầu tiên ở Phần 1.

24. Đừng nên chèn quảng cáo vào nội dung: việc chèn các quảng như Adsense vào trong nội dung sẽ làm tăng tỉ lệ kích chuột trên một nội dung ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ làm giảm độc giả. Gây khó chịu cho người đọc đồng nghĩa với việc mất đi độc giả!

25. Dùng cấu trúc điều hướng đơn giản: đôi khi làm giảm một cái gì đó lại có thể thu được thêm cái khác. Quy luật này được ứng dụng cho người và cho các sự lựa chọn. Đảm bảo rằng trang của bạn có một cấu trúc điều hướng rõ ràng, đơn giản. Điều cuối cùng bạn muốn đó là, đừng làm cho người đọc nhầm lẫn mà hãy nên giúp cho anh ta nhanh chóng tìm ra thông tin anh ta đang cần.

26. Tránh “dẫn dắt”: đừng bắt người đọc phải xem hay đọc một thứ gì đó trước khi anh ta truy cập đến nội dung thực sự. Điều này thực sự là làm phiền người đọc, và anh ta chỉ ở lại để đọc nếu những thứ mà bạn cung cấp thật sự là duy nhất!

27. Đừng có dùng FrontPage để thiết kế Web: ở đây tôi đề cập đến một chương trình thiết kế web rẻ tiền FrontPage. Mặc dù thiết kế web với FrontPage sẽ dễ dàng hơn, nhưng kết quả thu được chỉ là những code được tạo một cách thủ công và nghèo nàn, không tương thíchvới các trình duyệt web khác nhau và có quá nhiều lỗi.

28. Đảm bảo rằng trang của bạn phải tương thích với các trình duyệt web khác nhau: không phải trình duyệt web nào cũng được tạo giống nhau, và không phải tất cả các trình duyệt đều có thể hiểu được (dịch được) CSS và các ngôn ngữ lập trình khác theo cùng một cách. Dù bạn có thích điều đó hay không, bạn cũng cần phải làm sao để trang web của bạn tương thích với hầu hết trình duyệt hay dùng trên mạng, nếu làm ngược lại, về lâu về dài bạn sẽ mất đi rất nhiều độc giả.

29. Đảm bảo việc thêm text neo vào cho các link: tôi thú nhận là tôi thường mắc phải lỗi này, cho đến thời gian gần đây mới nhận ra. Sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta bảo mọi người hãy "nhấp vào đây" (tôi cũng thế, phải sửa ngay - ND). Nhưng điều đó không đem lại hiệu quả. Đảm bảo rằng phải thêm text thích hợp cho link. Điều này sẽ đảm bảo cho người đọc biết được khi họ nhấp vào cái link đó họ sẽ đến đâu, và nó cũng sẽ tạo các lợi ích SEO cho các trang ngoài nơi mà link đang đề cập đến.

30. Đừng làm mờ đi các link: bên cạnh việc có một text neo rõ ràng cho link, người đọc cũng phải nhận biết được các link đang nămg chỗ nào trên thanh trạng thái của trình duyệt của anh ta. Nếu bạn làm link của bạn mờ đi (có thể bởi vì chúng là các link affiliate hoặc do một lý do nào đó khác), trang của bạn sẽ bị mất điểm!

31. Làm cho các link hiển thị: khách viếng thăm có thể nhận ra được một cách dễ dàng nơi nào có thể nhấp vào được và nơi nào không. Đảm bảo rằng các link của bạn có màu tương phản (thường thì màu xanh chuẩn là tối ưu nhất). Có thể bạn thêm gạch chân cho link.

32. Đừng nên gạch dưới hoặc tô màu văn bản bình thường: không nên gạch dưới văn bản bình thường trừ phi tối cần thiết. Điều này chỉ là để người đọc nhận ra các link dễ dàng, đừng để họ nhầm lẫn rằng một thứ gì đó có thể nhấp vào, nhưng thực tế lại không phải vậy.

33. Làm cho những link đã nhấp vào bị đổi màu: điểm này rất quan trọng cho tính khả dụng của trang web. Việc đổi màu của những link đã nhấp vào rồi giúp người đọc tự nhận ra được, trong trang này những chỗ nào anh ta đã link qua, những link nào chưa ghé thăm.

34. Đừng dùng nhiều ảnh động: trừ phi trang của bạn đang quảng cáo các banner đòi hỏi cần phải dùng ảnh động, tránh các ảnh động! Chúng làm cho trang thiếu tính chuyên nghiệp và làm loãng sự tập trung lên nội dung chính.

35. Đảm bảo rằng bạn dùng các thuộc tính ALT và TITLE cho ảnh: bên cạnh việc nhận được thêm lợi SEO, các thuộc tính ALT và TITLE cho ảnh sẽ đóng vai trò quan trọng cho các độc giả hời hợt (blind visitors?)

36. Đừng dùng màu quá chói: nếu người đọc cảm thấy đau đầu sau khi ghé trang của bạn trong 10 phút liên tục, có thể bạn nên chọn một loại màu khác tốt hơn. Thiết kế bảng màu xung quanh các đối tượng (tức là, phối màu theo hướng làm cho người đọc tập trung vào nội dung, v.v.).

37. Đừng dùng các pop-up: ở đây đề cập đến bất cứ kiểu pop-up nào. Thật là một ý kiến bậy bạ khi tăng số lượng các khối quảng cáo trên trang web của mình.

38.Tránh các link Javascript: khi người đọc bấm vào các link này, chúng sẽ chạy một Javascript nhỏ. Vì người đọc luôn có vấn đề với chúng, hãy tránh xa các link Javascript.

39. Đưa vô các link chức năng ở cuối trang: người đọc thường kéo chuột xuống tới cuối (footer) của một trang nếu họ không tìm được các thông tin đặc biệt. Ít nhất bạn phải tạo một link đến trang chính, và có thể tạo một link đến trang "Contact Us".

40. Tránh các trang quá dài (vì vậy tôi chia bài này làm hai phần - ND): hãy nghĩ xem, nếu người đọc rê chuột xuống dưới mãi để đọc nội dung, anh ta có thể sẽ bỏ qua chúng. Nếu điều đó xảy ra với trang web của bạn, hãy tạo bài viết ngắn hơn, và hãy cải tiến cấu trúc điều hướng.

41. Không cuộn ngang: cuộn dọc có thể thông cảm được, nhưng không thể mắc lỗi như thế về cuộn ngang. Bây giờ hầu hết độ phân giải của màn hình cỡ 1024 x 768 pixels, vì vậy hãy đảm bảo trang của bạn phải vừa vặn với độ phân giải đó.

42. Đừng nên phạm các lỗi phát âm hay ngữ pháp: đây không phải là một lỗi thiêt kế web, nhưng nó cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến chất lượng của trang web. Đảm bảo rằng các link và văn bản của bạn không chứa lỗi phát âm hay ngữ pháp nào.

43. Nếu bạn dùng CAPTCHA, đảm bảo rằng các chữ cái có thể đọc được: rất nhiều trang dùng các lọc CAPTCHA như một biện pháp để giảm spam khi nhận xét hoặc điền các mẫu đăng ký. Chỉ có một vấn đề đặt ra đó là, hầu như lúc nào người đọc cũng cần phải gọi toàn bộ gia đình của họ để giải mã các chữ cái!!!

(tiếng Anh: Easyadsensevn)

--> Đọc tiếp...

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

43 lỗi thiết kế Web bạn nên tránh - Phần 1

Tiếng Anh ở đây!

Nếu bạn dạo một vòng trên internet bạn sẽ thấycó rất nhiều bài viết liệt kê danh sách những lỗi thiết kế Web. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đó kiểu như: "Những lỗi chung nhất" (“Most common”) hay “Top 10 lỗi”. Cứ mỗi lần đọc lướt qua những danh sách này, tôi tự nghĩ: "Có lẽ có trên 10 lỗi...". Sau đó tôi quyết định viết ra cụ thể tất cả các lỗi thiết kế hiện ra trong đầu. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tôi đã liệt kê khoảng 30 lỗi. Sau đó, tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên mạng, và danh sách được tăng thêm đến 43!

Bước tiếp theo là viết mô tả ngắn gọn cho mỗi lỗi, và kết quả là một bảng tổng hợp các lỗi mà bạn sẽ xem dưới đây. Một vài điểm đã được số đông thừa nhận, nhưng cũng có nhiều điểm gây tranh luận. Hầu hết các lỗi nêu ra ở đây đúng cho bất kỳ kiểu trang web nào, có thể là một trang kinh doanh hay là một Blog. Hãy xem những lỗi đó là gì!

1. Độc giả phải biết được đại ý của trang trong vòng vài giây: Sự chú ý là một trong những thước đo giá trị của trang trên internet. Nếu độc giả không hình dung được trang của bạn đang nói về cái gì trong vài giây, có thể anh ta sẽ đi nơi khác mất. Trang của bạn phải truyền đạt cho được thông điệp, tại sao tôi phải mất thời gian để đọc nó, và vấn đề quan trọng là truyền đạt SAO CHO THẬT NHANH!

2. Tạo mục lục sao cho có thể đọc lướt qua được: ở đây là internet, không phải một cuốn sách, vì vậy hãy quên đi những cụm văn bản thật lằng nhằng. Có thể tôi sẽ ghé thăm trở lại trang Web của bạn ở thời điểm khác, nhưng phải đảm bảo rằng tôi có thể đọc lướt toàn bộ nội dung của trang. Nên tạo các điểm mục, đầu mục, đầu mục con, danh sách. Bất cứ cách nào có thể giúp độc giả lọc được những thông tin họ đang tìm kiếm.

3. Đừng dùng các font chữ lạ không đọc được: tôi chắn chắn rằng có một vài font chữ giúp trang của bạn tinh vi hơn. Nhưng vấn đề là chúng có đọc được không? Nếu mục đích chính của bạn là cung cấp cho người đọc những bài viết có giá trị thì bạn nên tạo cảm giác thoải mái cho họ khi đọc trang của bạn.

4. Đừng dùng những font chữ quá nhỏ: điểm phía trước áp dụng ở đây, bạn muốn chắc chắn rằng người đọc cảm thấy dễ chịu khi đọc nội dung trang của bạn. Tất nhiên Firefox có một tiện ích để tăng kích cỡ của chữ, nhưng nếu tôi cần thiết phải dùng nó trên trang của bạn, có thể đó sẽ là lần đầu cũng là lần cuối tôi ghé trang của bạn!

5. Đừng mở những cửa sổ trình duyệt mới: tôi thường làm thế trên trang Web đầu tiên của tôi. Lập luận rất đơn giản, nếu tôi mở những cửa sổ trình duyệt mới cho những link trong trang web của tôi, người đọc sẽ chẳng bao giờ ở lại thêm ở trang của tôi để đọc tiếp. SAI! Hãy để người đọc tự lựa chọn họ muốn mở link ở đâu. Đó là lý do tại sao các công cụ duyệt Web bao giờ cũng có nút “Back”. Đừng lo về việc dẫn độc giả đến với trang Web khác, anh ta sẽ quay trở lại nếu anh ta muốn Do not worry about sending the visitor to another website, he will get back if he wants to (sau này thậm chí những trang khiêu dâm cũng đã để ý đến điều này…).

6. Đừng định dạng lại cỡ của các cửa sổ trình duyệt của độc giả: hãy để độc giả tự điều khiển trình duyệt của họ. Nếu bạn điều chỉnh cỡ, bạn đã mạo hiểm do đã tạo nên sự rối rắm cho người đọc, vì vậy bạn đã mất điểm trong mắt của họ (hậu quả là sẽ mất khách, hehe)!

7. Đừng yêu cầu đăng ký, trừ phi cần thiết lắm: hãy để mọi thứ suôn sẻ, khi tôi duyệt Web, thứ tôi cần là thông tin chứ không phải những điều làm mất thời gian! Đừng bắt tôi phải đăng ký, để lại email, và những thứ linh tinh khác, trừ phi điều đó là tối cần thiết (tức là, trừ phi bạn thấy điều đó là tốt, tôi sẽ chịu khó đăng ký vậy)!

8. Đừng bao giờ đăng ký độc giả vào bất cứ chương trình nào mà chưa được sự đồng ý của họ: đừng bao giờ tự động đưa tên của độc giả vào chương trình nhận thư thông báo (newsletter) khi họ đăng ký thông tin trên trang của bạn. Việc gởi những email không mong đợi không phải là phương thức tốt nhất để kết bạn.

9. Đừng nên quá lạm dụng Flash: ngoài việc làm tăng thời gian load trang web, việc lạm dụng quá mức các Flash gây khó chịu cho độc giả. Bạn dùng nó chỉ trong trường hợp bạn phải thể hiện những nét riêng mà nó không được hỗ trợ bởi các trang tĩnh.

10. Đừng nên add nhạc lên trang Web: trong giai đoạn khởi phát của internet, những nhà phát triển web luôn cố gắng để tích hợp nhạc vào trang web. Bạn nghĩ thế nào? Họ đã sai lầm kinh khủng! Đừng có add nhạc vào, nên chấm dứt!

11. Nếu bạn PHẢI chơi một file audio, hãy để độc giả tự mở nó: ở một vài tình huống, bạn cần một file audio. Bạn có nhu cầu muốn truyền giọng nói đến người đọc hoặc tour hướng dẫn của bạn có một đoạn audio. Như thế thì OK. Chỉ cần đảm bảo rằng, độc giả có thể tự điều khiển, nếu anh ta muốn, anh ta sẽ bật nút "Play" để nghe nhạc sau khi vào trang của bạn.

12. Đừng làm trang của bạn bị loạn lên với những huy hiệu (badge): trước tiên, các huy hiệu của mạng và của giới truyền thông sẽ làm cho trang của bạn rất là không chuyên. Thậm chí, nếu đó là các huy chương hoặc chứng nhận, bạn nên đặt chúng ở trang “About Us”.

13. Đừng nên dùng một trang chủ chỉ để giới thiệu trang Web "thực sự": tốt hơn là, giảm số các bước để độc giả có thể truy cập vào nội dung chính của trang web của bạn.

14. Đảm bảo việc cung cấp thông tin liên hệ cho độc giả: không có điều gì tệ hơn việc một trang Web lại không có thông tin liên lạc. Nó tệ không chỉ với độc giả, mà điều đó còn tệ đối với bản thân bạn. Bạn sẽ mất đi rất nhiều phản hồi từ phía độc giả.

15. Đừng làm mất nút “Back”: đây là nguyên tắc rất cơ bản của tính tiện lợi. Đừng làm mất đi nút "Back" trong bất kỳ tình huống nào. Chẳng hạn, việc mở cửa sổ trình duyệt mới sẽ làm mất nó, và một vài link Javascript cũng sẽ làm mất nút "Back".

16. Đừng dùng những dòng chữ nhấp nháy: trừ phi độc giả của bạn đến thẳng từ năm 1996 thì bạn nên làm thế.

17. Tránh các cấu trúc URL phức tạp: một cấu trúc URL đơn giản, dựa trên keyword, không chỉ giúp bạn tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm mà còn giúp cho người đọc dễ dàng hơn trong việc xem xét toàn bộ nội dung của trang của bạn trước khi chính thức viếng thăm.

18. Dùng CSS trên các bảng HTML: các bảng HTML thường tạo ra các layout cho trang web. Tuy nhiên, với sự kỳ vọng từ CSS, không lý nào lại bỏ qua nó. CSS nhanh hơn, chắc chắn hơn, và nó cung cấp cho bạn rất nhiều đặc trưng riêng.

19. Đảm bảo rằng độc giả có thể search toàn bộ trang Web của bạn: có một lý do giải thích tại sao các máy tìm kiếm đã cách mạng hóa internet. Bạn có thể đoán được, bởi vì chúng giúp chúng chúng ta dễ dàng tìm được thông tin chúng ta đang cần. Đừng có quên tạo một công cụ search trên trang của bạn.

20. Tránh việc làm lấp đi các danh mục: thiết kế sao cho độc giả có thể trực tiếp thấy toàn bộ các danh mục trong trang của bạn. Bạn lấp đi (drop-down) các menu sẽ dẫn đến nhiều nhầm lẫn cho độc giả và sẽ ẩn đi những thông tin họ thật sự muốn tìm.

21. Dùng điều hướng bằng ký tự: điều hướng bằng ký tự không chỉ giúp nhanh hơn mà còn đảm bảo hơn cho độc giả. Chẳng hạn, nó sẽ có ích cho những độc giả đang duyệt web mà bị chặn truy cập hình ảnh.

22. Nếu bạn đang tạo link đến những tập tin pdf, hãy hiển thị nó ra: bạn đã bao giờ nhấp lên một cái link để xem trình duyệt của mình bị tê liệt trong khi Acrobat Reader bật lên để mở một file pdf chưa? Một cách rất hay để tránh gây khó chịu cho người đọc đó là, hãy cho hiển thị toàn bộ link đến file pdf để người đọc có thể thực sự thấy nó, và từ đó họ có thể chọn là mở nó hay không.

23. Đừng làm người đọc ngộ nhận với các phiên bản khác nhau của trang Web của bạn: tránh làm cho độc giả ngộ nhận với quá nhiều phiên bản khác nhau của trang web bạn đang sở hữu. Bandwidth nào tôi thích hơn? 56Kbps? 128Kbps? Flash hay HTML? Làm ơn, chỉ cần cho tôi nội dung thôi!

20 lỗi tiếp theo ở Phần 2.

--> Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2008

Nghiên cứu tên miền với Quarkbase.com - Mọi thông tin bạn cần ở đây!

Các bạn đã biết 10 công cụ nghiên cứu tên miền tốt nhất, những công cụ này cung cấp cho các bạn thông tin về sự tồn tại của tên miền, chủ sở hữu, lịch sử, các thông số xếp hạng,... Bạn có thể chọn một trong số chúng. Bên cạnh đó, tôi biết một trang Web khác, cho phép bạn nghiên cứu một miền với đầy đủ thông tin cần thiết, chẳng hạn như: Tóm lượt thông tin (Summary), Giới thiệu qua về trang Web (Intro), Lượng truy cập (traffic), Tính ưa chuộng (Popular),... Điều quan trọng là, bạn không phải đăng ký dài dòng. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký để dùng được những chức năng hữu ích khác, chẳng hạn như Twitter. Trang Web đó là Quarkbase.com.


Sau đây, tôi sẽ dịch một bài viết về Quarkbase.com để các bạn tiện đọc. Có thể xem bản tiếng Anh ở đây.
Dịch thuật là một công việc không dễ, hơn nữa tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ cố gắng hết sức mình để dịch sát ý, thoát ý nhất để cho các bạn có thể dễ đọc và dễ hiểu nhất. Mọi góp ý xin được hoan nghênh!

Nếu bạn quan tâm đến Blog của bạn, hoặc trang Web cá nhân của bạn, bạn có thể dùng QuarkBase để đảm bảo rằng thông tin đăng ký tên miền của bạn là đúng đắn, xem xem mức độ xuất hiện của những link trên trang của bạn trên các dịch vụ như Del.icio.us và Digg, thậm chí xem thông tin xếp hạng trang Web của Alexa...

Chẳng hạn, với Blogger.com, thông tin tóm tắt được ghi lại như sau:
Thêm vào đó, để có thể nhận những thông tin cơ bản về kiểu của trang web, như vài thông tin tóm tắt về chủ sở hữu/chủ trang Web (owner/publisher), traffic rank, ngôn ngữ, các quốc gia host cho các độc giả của trang, Quarkbase cung cấp một lượng lớn thông tin trên các chủ đề của trang và các bài viết và các link được ưa chuộng. Dịch vụ cung cấp ngày tạo trang và khi nào thì miền hết hạn, thông tin liên hệ với chủ sở hữu trang (từ đăng ký tên miền), và các thông tin kỹ thuật xung quanh khung của trang và kiểu của dịch vụ Web đứng phía sau.
Những cái thú vị hơn những thông tin cơ bản đó là: thông tin xã hội, tính ưa chuộng, và dữ liệu về lượng truy cập (traffic data) . Quarkbase.com tập hợp những thứ này lại với nhau. Bạn có thể Scroll chuột xuống để chọn báo cáo dữ liệu chọn lọc cho một miền, hoặc có thể nhấp chọn thẻ "popular" ở đầu trang và Quarkbase sẽ hiển thị cho bạn biết có bao nhiêu bookmark của trang được đăng ở Del.icio.us, bao nhiêu trang được đăng ở Digg và Reddit, bao nhiêu trang tham khảo được nhận từ Yahoo! Answers, số các Blog phản hồi lại từ Technorati, các link từ Wikipedia, và thêm nhiều thông số khác nữa. Dịch vụ thậm chí sẽ cho bạn biết rằng, bao nhiêu bài viết trên trang của bạn được lấy làm trang bìa của Digg.

QuarkBase cũng kéo các thông tin về lượng truy cập từ Alexa về và cung cấp đồ thị cho xu hướng của lượng truy cập trong vài tháng. Thêm vào đó, dịch vụ sẽ chỉ cho bạn thấy ở những nước nào trang của bạn được ưa chuộng nhất, trung bình bao nhiêu trang được xem, ... Dịch vụ cũng tô đậm cho bạn những nơi mà trang web được đề cập trên các Blog khác, trong Twitter, hay thậm chí trên các trang thông tin trên Web.
Nét đẹp của dịch vụ như Quarkbase đó là, nó chứa đựng đầy đủ các thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm cho trang web của bạn, bởi vì bạn quan tâm đến việc, mức độ ưa thích của trang web hay blog của bạn trong cộng đồng mạng, bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự vươn xa của trang web của bạn. Đồng thời, khi so sánh ngược lại với các trang như Wikipedia và Google, có vẻ như là bạn sẽ nhận nhiều thất vọng nếu bạn không có một hệ thống độc giả rộng lớn, và thậm chí có thể bạn lo rằng có quá nhiều thông tin về bạn và Blog của bạn dễ dàng tồn tại. Mong muốn bỏ cả vài gtiếng đồng hồ nhấp lên các link trên Quarkbase sẽ đưa bạn đến những tham khảo những trang ưa thích của bạn trong cộng đồng mạng.
--> Đọc tiếp...

10 công cụ nghiên cứu tên miền tốt nhất

Nếu bạn có kế hoạch thiết kế một trang Web và mua một tên miền (Domain Name), có thể bạn cần phải nghiên cứu thông tin của bất cứ một miền (Domain) bạn đang xem xét. Bài viết này không phải nhằm để chỉ định: mua một tên miền cho đúng, mà là để nghiên cứu tất cả các thông tin về các miền để có thể tìm được một miền mà bạn thích nhất và mua được.

Tên miền mà bạn mua có thể có hoặc không có lịch sử, và đó là những gì bạn cần phải biết. Có thể rằng, tên miền bị Google hoặc bất kỳ bộ máy tìm kiếm vào khác phạt, đó là điều bạn nên tránh khi mua. Một miền với một lịch sử bê bối có thể sẽ gây khó khăn cho bạn khi bạn host trang của bạn trên miền đó.

Mặt khác, các miền có thể có những đơn vị giá trị như một thành quả của người chủ sở hữu trước, chẳng hạn như Google PageRank (xếp hạng trang của Google), Alexa rank (xếp hạng trang của Alexa), những inbound link, v.v. Trong những tình huống này, các miền sẽ được bán bởi người chủ sở hữu hoặc thông qua một vài người mua đi bán lại, nhưng không phải lúc nào cũng thế.

Sau đây là 1o công cụ có thể giúp bạn trong việc nghiên cứu các miền:

Whois.net - Đây là sự lựa chọn đầu tiên của rất nhiều người, Whois sẽ cho bạn những thông tin cơ bản về chủ sở hữu của miền và nơi mà miền đang được host. Nếu tên miền hiện tại chưa được đăng ký, bạn có thể mua mó một cách đơn giản. Bạn có thể dùng SEO Egghead Whois Search như một sự chọn lựa khác cho cùng một thông tin về tên miền, miền.

URL Trends - Nếu miền tồn tại, URL Trends sẽ cho bạn thấy những thông tin giá trị như PageRank, Alexa rank, và số các incoming link được nhận diện bởi các bộ máy tìm kiếm. Dữ liệu hiện tại của tên miền nếu chưa hiển thị sẽ được cập nhật sau đó.

Archive.org Way Back Machine - Điểm hữu ích nhất của Way Back Machine đó là, nó có thể cho bạn thông tin khi miền được dùng. Những miền cũ hơn sẽ được lợi qua việc có thêm những thông tin thật từ các máy tìm kiếm (giả sử rằng các miền này không bị phạt).

Domain History from Domain Tools - Nếu bạn muốn xem tên miền với các kiểu lịch sử khác nhau, đây sẽ là một công cụ tốt. Gõ miền vào, và bạn sẽ thấy các dữ liệu và trong đó lịch sử của nó được ghi chép lại. Để xem chi tiết những gì bạn cần phải nâng cấp, mặc dù nó là miễn phí. Nếu một miền không có lịch sử, bạn sẽ thấy một tin nhắn rằng, không có lịch sử của miến đó!

dnScoop - dnScoop có một vài điểm khác biệt so với các công cụ khác được nêu ra ở đây, mặc dù nó cũng sẽ cho bạn thông tin giống nhau. Khi bạn gõ vào một miền, nó sẽ cho bạn biết độ tuổi của miền, PageRank và Alexa rank, và số các inbound link. Một trong những điểm hữu ích nhất của công cụ này đó là, nó sẽ cho bạn thấy những miền khác cùng host trên cùng một địa chỉ IP. Mặc dù rằng nếu bạn mua một miền, bạn sẽ host miễn phí nó lên bất cứ nơi nào bạn chọn.

dnScoop cũng cho bạn một ý tưởng về việc, bao nhiêu tiền một miền có thể thu được mỗi tháng nhờ các Text Link Ads, có thể là các quảng cáo hoặc là các link cộng tác (affiliate link). Nó cũng sẽ tính giá trị của miền dựa trên tất cả các thông tin mà nó thu thập được. Tôi quá đặt nặng vào giá trị này khi quyết định giá bạn phải trả cho một miền, nhưng có thể hữu ích cho việc so sánh các miền chống lại các miền khác.

Marketleap.com Link Popularity Tool - Nếu bạn quan tâm đến việc xem xét xem một miền có bao nhiêu inbound link, đây sẽ là một công cụ tuyệt vời. Nó cho phép bạn so sánh tới 4 miền khác nhau cùng một lúc. Kết quả báo cáo sẽ sinh ra số các link được nhận điện bởi Google, MSN và Yahoo.

Google Banned Checker - Bạn sẽ tránh được việc mua những miền bị khóa bởi Google. Công cụ này sẽ cho bạn biết miền có bất kỳ trang nào được đánh chỉ số bởi Google. Công cụ này thỉnh thoảng hữu ích cho bạn. Nếu một miền mà không có trang nào được đánh chỉ số, thì hoặc là nó mới hoặc là bị khóa. Vì vậy, nếu bạn mua một miền mới, công cụ này sẽ không cho bạn bất kỳ một thông tin nào. Đồng thời, một miền có thể bị Google phạt dù rằng nó không được đánh chỉ số bởi Google. Công cụ này sẽ không dò ra lỗi phạt đó, nó sẽ nói với bạn rằng 1 trang được đánh chỉ số.

SEOmoz Page Strength Tool - The page strength tool có thể có ích nếu bạn đánh giá một miền có tiểu sử. Nó sẽ cho bạn thấy một số các thông số, chẳng hạn như PageRank, độ tuổi của miền, các inbound link và nhiều hơn nữa.

Popuri.us - Đây là một công cụ khác để tìm các inbound link, các rankings và PageRank. Nó cũng bao gồm một link đến Whois và DNS info.

Number of Pages Indexed - Nếu bạn không chắc rằng miền này là có tiểu sử hay không, bạn hãy thử công cụ này. Nó sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu trang trên miền này được đánh chỉ số bởi các máy tìm kiếm theo chủ đề. Nếu các trang bất kỳ được đánh chỉ số, sẽ có một kiểu tiểu sử nhất định cho miền này.

(Dịch từ: đây)

Dịch thuật là một công việc không dễ, hơn nữa tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ cố gắng hết sức mình để dịch sát ý, thoát ý nhất để cho các bạn có thể dễ đọc và dễ hiểu nhất. Mọi góp ý xin được hoan nghênh!
--> Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2008

Tạo một Mobile Blog với Mofuse và FeedM8, kiếm tiền từ chương trình cộng tác

Đây là bản dịch của bản tiếng Anh bên Blog tiếng Anh của tôi. Các bạn có thể tham khảo bài tiếng Anh để biết thêm chi tiết!

Dịch thuật là một công việc không dễ, hơn nữa tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ cố gắng hết sức mình để dịch sát ý, thoát ý nhất để cho các bạn có thể dễ đọc và dễ hiểu nhất. Mọi góp ý xin được hoan nghênh!

Tôi sẽ cập nhật bản dịch một cách sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Tôi tin rằng rất nhiều bạn kiếm tiền cùng Google AdSense. Giờ Google AdSense có tới 5 dịch vụ cho các bạn: AdSense for Content, AdSense for Search, AdSense for Mobile Content, Video Units, và AdSense for Feeds. Để có thể dùng được AdSense service for Mobile Content, bạn phải có một Blog Mobile. Bạn xem đây là những gì mà Google Adsense nói:

"Để sử dụng AdSense for mobile content, bạn phải có một trang Web mobile ương ứng; bạn add mã của AdSense fỏ Mobile vào một trang Web bình thường, các Ads sẽ không hiện ra."

Nếu hiện tại bạn không có một trang Web mobile (có thể bạn không chắc là mình có, hoặc là mình chưa có), bạn có thể tạo một cái bằng cách viết lại trang Web bạn đang sở hữu theo ngôn ngữ mobile, như là XHTML, WML, hay CHTML. Bạn cũng cần phải chắc rằng Layout của trang Web của bạn thực sự được định dạng sao cho có thể hiển thị trên điện thoại di động.

Thêm nữa, sau này trang Mobile của bạn cần phải được cập nhật sang định dạng PHP hoặc ASP. Nhiều nhà cung cấp Web hosting có hỗ trợ PHP, và trong nhiều trường hợp, bạn có thể hiển thị PHP của trang của bạn đơn giản chỉ qua việc đổi dạng mở rộng của file từ .htm thành .php. Sau đó bạn có thể dán mã PHP vào bộ phận mã của trang nơi mà bạn muốn AdSen for Mobile xuất hiện.

Bạn phải để ý rằng, Google sẽ không thể hỗ trợ bạn tạo một trang Mobile. Tuy nhiên, bạn được phép tìm phương kế trên internet có thể giúp bạn tạo một trang Mobile. Chúng tôi đề nghị dùng Google Search với từ khóa như "create mobile website" hay "make mobile webpage".

Một khi bạn đã tạo được một trang mobile phù hợp với tiêu chí của chúng tôi, bạn được hoan nghênh để chèn Google ads vào đó!

Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là: Làm thế nào để viết lại Blog của bạn theo ngôn ngữ của một Mobile Blog với loại mã thích hợp? Với một người không thật sự giỏi về ngôn ngữ Web như tôi, thật khó để tìm câu trả lời!

Tôi biết 2 Websites có thể giúp chúng ta chuyển đổi Blog (Website) của chúng ta thành Mobile Blog (Website): Mofuse và FeedM8.

Trước hết tôi giới thiệu với các bạn cách dùng Mofuse. Bạn mở trang Mofuse, gõ URL or RSS Feed của Blog vào hộp, nhấp chọn Mobilize. Kế tiếp, bạn phải hoàn thành 3 bước: Bước 1, gõ tên xuất hiện cho Mobile Blog, chọn chủ đề của Blog; Bước 2, gõ email của bạn, pass cho Mofuse (kể cả cho Mobile Blog của bạn); Bước 3, xác nhận và tới đây bạn đã có một mobile Blog.

Chú ý rằng, khi bạn đã chuyển đổi Blog của bạn, để có thể add thêm Blog, bạn đăng nhập vào Mofuse, chọn Dashboard, sau đó chọn Launch a Mobile Site.

Sau khi hoàn thành việc Mobile hóa Blog của mình, bạn nhận được Blog Mobile của bạn. chẳng hạn như, Blog gốc của tôi là http://easyadsensevn.blogspot.com, sau khi chuyển đổi, tôi nhận được Blog Mobile có dạng http://easyadsensevn.mofuse.mobi. Vì bạn đã add RSS Feed của bạn vào Mobile Blog, bạn có thể đọc những bài viết của bạn trên Blog gốc qua Mobile. Để có thể xem được bài viết, bạn dùng số 2 để di chuyển con trỏ lên trên, dùng số 8 để di chuyển con trỏ xuống dưới và dùng dấu * để quay trở lại trang trước.

Để sữa chữa gì đó trên Blog Mobile của bạn, bạn đăng nhập vào Mofuse theo email của bạn. Trong đó, bạn có thể thêm vào Google AdSense ID (public ID) (bằng việc chọn Monetize) và khi đó bạn có thể kiếm tiền với Blog mobile của bạn.

Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách dùng FeedM8. Mở trang FeedM8 để đăng nhập, Web address, email của bạn, confirm, và Submit. Bạn có một trang Mobile chỉ khoảng 5 giây! Bạn có thể modify mọi thứ tên trang mobile của bạn, có thể kiếm tiền,... qua Setting trên trang Mobile.

Bây giờ bạn có thể đọc chương trình cộng tác (Affiliate program) của FeedM8: Thu nhập thêm qua việc trở thành một cộng tác viên! Khi một người chủ trang Web (publisher) đăng ký với FeedM8 thông qua link giới thiệu của bạn thu nhập 20$ đầu tiên từ nhà quảng cáo, bạn sẽ thu được 10$ trong tài khoản của bạn. Giống như một khoản tiền thưởng, nếu cũng những Publisher đó thu nhập trên $100 trong vòng 180 ngày đăng lý, bạn sẽ được chia thêm là $50!

Hấp dẫn quá đúng không các bạn! Hãy vào đây để đăng ký với FeedM8 và vào đây để đăng ký với Mofuse!

--> Đọc tiếp...

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2008

Kiếm tiền với PayPerPost và Sponsored Reviews

Như đã giới thiệu ở bài viết Kiếm tiền từ Blog của bạn, ở bài này tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết trong đó phân tích, so sánh, hướng dẫn sử dụng,... hai trong danh sách các chương trình kiếm tiền bằng Blog giới thiệu ở bài viết trên: PayPerPost và Sponsored Reviews. Bản tiếng Anh của bài viết này các bạn có thể tìm thấy ở Blog tiếng Anh của tôi.

Dịch thuật là một công việc không dễ, hơn nữa tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ cố gắng hết sức mình để dịch sát ý, thoát ý nhất để cho các bạn có thể dễ đọc và dễ hiểu nhất. Mọi góp ý xin được hoan nghênh!

Thực ra bài viết này được trích dẫn từ bài viết của David (Eblogtemplates). Bài viết này tuy có thể quá cũ đối với nhiều người, nhưng tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho những Blogger mới chập chững như tôi. Cảm ơn David rất nhiều vì bài viết rất hữu ích này!

Làm thế nào có thể kiếm tiền từ việc viết Review?

Thật ra nó còn dễ dàng hơn so với những gì bạn nghĩ. Bước đầu tiên là đăng ký làm thành viên của một dịch vụ Blog review và đăng ký với dịch vụ này Blog của bạn. Một vài công ty có luật riêng, chẳng hạn như quy định về "tuổi" của Blog (ít nhất là 6 tháng, v.v.), hay nơi host của Blog (Blogspot, Wordpress, v.v.) và xếp hạng của trang của bạn (page rank). Họ hạn chế những Website mà họ cho rằng Spam, như những trang Web mới thành lập, hay là những trang có chất lượng kém. Hãy cẩn thận xem xét xem mình có thỏa mãn các điều kiện của Website nêu ra không rồi mới apply để đỡ tốn thời gian.

Giả sử rằng Blog của bạn đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ. Bây giờ bạn có thể vào trang Web của dịch vụ để xem Marketplace, xem thử cần viết Review về vấn đề gì, hoặc cũng có thể có phương án khác, đó là: chờ một người nào đó tiếp cận bạn. Tôi khuyên bạn nên là người chủ động, bạn truy cập vào Marketplace. Từ bây giờ bạn bắt đầu thu nhập được rồi!

Một khi bạn đã tìm được một cái Review nào đó mà bạn định viết, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, hãy chọn nó, và bắt đầu viết Review. Bạn sẽ tạo một bài viết, đồng thời xem xét các yêu cầu cho một người viết Blog, sau đó đăng bài viết của mình. Sau khi đã được kiểm định đầy đủ, ban sẽ được trả tiền. Có dễ không các bạn?

Bạn nên dùng dịch vụ Blog Review nào?

Có rất nhiều công ty trả tiền cho bạn để bạn viết Review về họ trên Blog của bạn, nhưng theo tôi, chỉ có hai trong số đó là thực sự đáng giá. Đó là Sponsored ReviewsPay Per Post.

Sponsored Reviews thật tuyệt vời, bởi vì họ cho phép bạn tìm kiếm trực tiếp các nhà quảng cáo và đặt giá cho việc Review của bạn. Hệ thống đặt giá của họ cho phép bạn đàm phán giá tiền với các nhà quảng cáo nhằm có thể kiếm được nhiều tiền nhất. Họ cũng trợ cấp rất lớn cho tất cả các mạng Review qua việc chỉ lấy 35% hoa hồng cho các dịch vụ của họ. Có nghĩa là, bạn có thể kiếm được từ 10$ đến hơn 500$ cho mỗi Review. Về phương diện người dùng, Sponsored Reviews là tốt nhất trong số các mạng Review, và họ chỉ có một hạn chế đó là thiếu nhà quảng cáo. Tôi chắc rằng họ sẽ tiếp tục lớn mạnh, vì vậy Sponsored Reviews đáng giá để xem xét.

Một nguồn lợi khác đến từ chương trình hội viên (affiliate program) của họ. Bạn có thể thu được đến $175 cho mỗi quảng cáo$90 cho mỗi lần giới thiệu cho Blogger gia nhập Sponsored Reviews. Chi trả dựa trên số tiền bạn dùng cho quảng cáo và tiền thu được qua giới thiệu các Blogger. Xem biểu đồ sau đây để thấy rõ ơn việc chi trả. Nhà quảng cáo trung bình phải chi hàng trăm Đô-la, vì vậy hầu hết các tham chiếu sẽ đáng giá ít nhất 25$ (tùy theo Website của họ).
Sau đó bạn sẽ muốn đặt một trong những Ads hoặc một Text link của họ trên trang của bạn để bắt đầu nhận những mối lợi từ lợi tức tham chiếu của họ. Hãy tham gia Sponsored Reviews ngay bây giờ.
Tiếp theo tôi giới thiệu với bạn về PayPerPost, một công ty tuyệt vời khác trả tiền cho trang Review của bạn. Họ đưa ra mạng lưới blog lớn nhất với rất nhiều lời đề nghị giúp đỡ thông quá một diễn đàn, nơi các Blogger có thể đăng các câu hỏi của họ, v.v. Họ cũng trả cho bạn tiền thưởng là 20$ sau khi bạn hoàn thành bài Review đầu tiên. Bài Review thật dễ... Bạn chỉ cần viết về PayPerPost và họ cho bạn 20$. Rất hay và rất nhanh để thu được 20$.

Một điều tệ tôi muốn nói cho các bạn biết trong khi duyệt Marketplace của họ, đó là sự hạn chế trên một vài Review. Chẳng hạn, bạn không thể viết một review và post nó trên blogspot.com, wordpress.com, hay myspace.com và bạn phải đang sống ở Bắc Mỹ, Châu Á, hay Châu Âu. Điều đó không có nghĩa rằng nếu bạn có một blog trên Blogger hay Wordpress, dùng miền của bạn hoặc host trên trang của bạn, bạn không thể viết Review. Tất cả những gì tôi muốn nói là, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã đọc các chi tiết của Review cẩn thận, khi đó bạn sẽ không lãng phí thời gian của bạn thực hiện một bài viết chỉ để phát hiện ra rằng bạn không thể kiếm tiền từ nó!

Họ cũng có một hệ thống ghi điểm mà dường như sẽ là một chướng ngại cho bạn trên một vài bài đăng Review. Thường thì họ chi trả cao hơn cho những bài viết có giá trị được thiết lập trên những trang có rank cao. Họ tận dụng hệ thống xếp hạng trang web của Google Page Rank và Alexa của Amazon để cho điểm cho trang của bạn.

PayPerPost cũng cung cấp một chương trình "referral affiliate" với chi trả hậu hĩnh. Bạn sẽ được trả 15$ cho mỗi tham chiếu (Referral) một khi bài đăng đầu tiên được xem xét, được chấp thuận và khi đó được chấp nhận cho 30 ngày sau đó. Điều đó có nghĩa rằng họ cần làm mọi cách để cho quá trình tham chiếu được hợp lệ. Cũng nhắc lại rằng, thu nhập từ việc đặt Banner hay link trên Blog của bạn cũng không tệ lắm. Điều đó thật tốt, bởi vì bạn có thể xem xét tham chiếu (referral) nào bạn đã đăng ký (Sign up) và tổng số tiền bạn có thể thu được (giả sử rằng họ chuyển đổi tất cả các cách đề cập ở trên).

Tóm lượt

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đăng ký cả hai chương trình Sponsored ReviewsPayPerPost và xem xét cái nào hoạt động tốt hơn đối với bạn. Không có luật nào ngăn cản bạn dùng cả hai và viết Review cho cả hai trang, và bạn có thể phát khởi khi nào bạn chọn. Đó là những gì tôi đã làm và điều đó giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn các Review để viết. Sau khi Sign up, đảm bảo rằng bạn nhận được một vài Banner affiliate trên Blog của bạn, khi đó con đường kiếm tiền của bạn sẽ rộng thênh thang. Chỉ tưởng tượng rằng nếu bạn viết một tá Review một tháng và nhận được một vài tham chiếu, bạn có thể thu nhập vài trăm Đô-la một tháng chỉ với một công việc thảnh thơi !

Tôi có thể thu được hơn $500+ một tháng với chỉ một vài Review một ngày!

--> Đọc tiếp...

Kiếm tiền từ Blog của bạn

Các bạn thân mến,

khi bạn thiết kế một trang web, một Blog,... mục đích của bạn là mong muốn được chia sẻ với bạn bè khắp nơi, thảo luận với đồng nghiệp, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm,... Lợi tức cũng sinh ra từ Website hay Blog của bạn!

Có rất nhiều cách để kiếm tiền cùng với Blog của mình. Có những Blogger chuyên nghiệp, chẳng hạn như John Chow, Eric Giguere, Darren Rowse(Problogger),...họ kiếm được rất nhiều tiền hàng ngày từ trang Web của họ.

Tôi cũng là người đang học hỏi cách kiếm tiền online. Tôi không có Website, nhưng tôi có Blog từ Blogspot. Google Adsense chấp nhận những Blog từ Blogspot (nhưng phải đáp ứng điều kiện về nội dung và ngôn ngữ của GA). Tôi cố gắng sưu tầm, học hỏi từ những Blogger thành danh để hy vọng có thể áp dụng cho mình. Các bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm kiếm tiền online mà tôi thu thập được từ những bài viết ở khắp nơi trên trang tiếng Anh liên kết với Blog này: http://easyadsensevn.blogspot.com.

Ở bài viết này, tôi xin giới thiệu với các bạn một bài viết, trong đó liệt kê những hình thức kiếm tiền với Blog. Tôi dịch từ một bài viết tiếng Anh, và bạn có thể tìm thấy trong Blog tiếng Anh của tôi.

Blogger có cả tá cơ hội để kiếm tiền trên internet. Một cách rất tốt đó là viết bài và kiến tiền từ những bài đăng của mình. Những nhà quảng cáo họ sẽ trả tiền cho những bài đăng, những Review, hoặc cho bất kỳ một bài viết nào của bạn khi bạn gởi đi.

Có rất nhiều chương trình trên internet đang chờ những bài đăng của bạn. Sau đây sẽ là một list những chương trình "trả tiền-mỗi - bài đăng" ("Pay-per-post"), đảm bảo bạn sẽ kiếm được tiền:


http://payperpost.com/bloggers/get-paid-to-blog.html
http://www.sponsoredreviews.com
http://snapbomb.com/
https://www.blogdistributor.com/
www.smorty.com/
http://www.payu2blog.com/
http://www.weblogsinc.com/
www.bloggingads.com
http://beaguide.about.com/
http://www.blogburner.com/
http://www.linkworth.com/
http://www.paymetoblogaboutyou.com/
http://www.reviewme.com/
http://www.b5media.com/
http://www.blogsvertise.com/
http://www.blogitive.com/
http://contextual.v7n.com/
http://www.blogtoprofit.com

Đây chỉ là danh sách của những chương trình được thẩm định, tất nhiên là còn nhiều chương trình có thể kiếm tiền khác mà bạn có thể thử. Chúng tôi sẽ post thêm vào danh sách này sau khi đã kiểm chứng đầy đủ.

Chúc bạn có thu nhập tốt!!!

Tôi đã đọc qua một bài giới thiệu về Payperpost.com cùng với Sponsoredreviews.com. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn ở bài viết tiếp theo. Mong các bạn theo dõi.

--> Đọc tiếp...

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

Làm thế nào để hiển thị "Ý kiến độc giả" trên Blog của bạn trong vòng 1 phút?

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều Blogger gặp phải vấn đề như tôi trong việc phản hồi ý kiến độc giả về những bài viết trên Blog của mình. Trách nhiện của bạn trong việc phản hồi độc giả là một trong những lời khuyên để tăng lượng truy cập cho Blog. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta không biết rằng có những ý kiến mới về những bài viết rất lâu của mình, điều đó làm chậm trễ, thậm chí không phản hồi kịp thời. Một biện pháp để biết khi bạn có ý kiến mới, đó là chúng ta cài đặt lại chức năng của Comments trong thẻ Setting. Trong mục Comment Notification Email, bạn điền email của mình để khi có ý kiến mới, hệ thống sẽ tự động thông báo đến email cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều ý kiến, bạn tưởng tượng xem, hộp thư của bạn sẽ đầy.
Theo tôi, nếu như chúng ta có thể làm xuất hiện chứng năng: Hiển thị những ý kiến gần đây của độc giả (Show recent comments) thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta quản lý nó.
Thế chúng ta hiển thị bằng cách nào? Dĩ nhiên là có rất nhiều phương pháp, nhưng cách đơn giản nhất, nhanh nhất mà tôi biết đó là: dùng tiện ích ở trang Blogger-Templates. Các bạn có thể vào Blogger-Templates, điền vào mẫu các thông tin của bạn, sau đó nhấp vào Apply --> Add Widget into my Blog, khi cửa sổ mới xuất hiện, bạn chọn blog mình cần hiển thị ở mục Select a blog, csau đó chọn tiêu đề ở Title, rồi bạn Add Widget. Bạn chỉ tốn trên dưới 1 phút để hoàn thành nó!
Bây giờ bạn có thể ghe thăm Blogger-Templates để hiển thị Ý kiến mới nhất của độc giả!
--> Đọc tiếp...

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

Lỗi cơ bản mỗi khi bạn chèn mã javascript vào blogger html

Nếu bạn là một người sùng bái Blogger như tôi đã từng thì hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mình chèn các mã javascript trực tiếp vào mẫu blogger vì nó không hoạt động hay nếu có hoạt động thì cũng không theo ý muốn của mình.

Với nhiều người đang chơi Blogger và đặc biệt khi muốn chèn code Adsense vào các bào viết hay dưới mỗi bài viết (ngoài các gadget mặc định) thì họ hẳn sẽ thấy quảng cáo adsense vẫn hiển thị nhưng khác màu sắc, không đúng vị tri hay hiện 2 cái liền nhau. Với Blogger Việt Nam chọn Blogger là công cụ viết blog thì hẳn sẽ bó tay khi chèn mã quảng cáo của Ads@CDT vào blog của mình. Vấn đề này Thủ Thuật Blog đã từng có bài hướng dẫn riêng cho những ai chơi Ads@CDT rồi, nhưng trong bài này tôi sẽ khái quát cho các bạn về cách chèn javascript lên blogger của tất cả các mạng quảng cáo mà không gặp lỗi gì cả.

Nhóm phát triển blogger dường như đã biết rõ nhu cầu của anh em nên đã cho phép chèn Adsense giữa các bài viết nhưng hình như chưa làm mọi người thỏa đáng bởi thu nhập vấn không tăng và họ muốn chèn ngay sát dưới hoặc nằm trong nội dung các bài viết để có nhiều click nhầm hơn :-). Với WordPress thì đơn giản vì đã có MaxBlogPress Banner Ads như đã giới thiệu, tuy nhiên với Blogger thì ngay cả các bạn giỏi IT đôi khi cũng méo mặt.

Lỗi cơ bản mỗi khi bạn chèn mã javascript vào blogger html

Widget và Gadgets mà Blogger tạo sẵn đôi khi không linh hoạt và không đáp ứng đủ các yêu cầu của một blogger chuyên nghiệp nên các blogger viết blog để kiếm tiền muốn chèn mã quảng cáo của Adsense, AdBrite, Chitika hay Shopzilla sẽ cảm thấy khó chịu. Câu trả lời đối với vấn đề này trước đây là không hề dễ nhưng bây giờ đã khác.

Nếu bạn hiệu chỉnh mẫu blogger để chèn code Adsense, AdBrite, Chitika hay Shopzilla hay bất kỳ một mã javascript nào vào blogger, bạn sẽ thấy báo lỗi như sau:

Your template could not be parsed as it is not well-formed. Please make sure all XML elements are closed properly. XML error message: The processing instruction target matching “[xX][mM][lL]” is not allowed.

Hay tương tự như thế này:

Your template could not be parsed as it is not well-formed. Please make sure all XML elements are closed properly. XML error message: The content of elements must consist of well-formed character data or markup.

Blogger XML cho phép dùng javascript nhưng cấu trúc thì rất khắt khe nên việc chèn đúng và đủ là không hề đơn giản, do vậy mà eBlogTemplates đã tạo ra công cụ chuyển đổi mã cho phù hợp với yêu cầu mà Blogger XML đưa ra mà không hề là sai code của các trang quảng cáo kia.

Sử dụng công cụ Ad Code Converter

Đây là công cụ rất hữu ích cho cả newbie và blogger chuyên nghiệp khi viết blog bằng blogger và muốn chèn code javascript lên trang blog của mình. Công cụ này các bạn thay thế những phần thừa và bổ sung các phần thiếu vào cấu trúc của từng mạng phù hợp với yêu cầu của Blogger mà không thay đổi cấu trúc của mã quảng cáo. Ví dụ khi bạn sử dụng Adsense, bạn sẽ có mã code như sau:

<script type="text/javascript"><!--

google_ad_client = "pub-xxxxxxxxxx";


/* 468x60, created 3/17/08 */

google_ad_slot = "3105157606";

google_ad_width = 468;

google_ad_height = 60;

//-->

</script>

<script type="text/javascript"

src="http://pagead2.googlesyndication.com/pagead/show_ads.js">

</script>

Nếu bạn chèn mã code này trực tiếp vào phần header của blog, bạn sẽ bị báo lỗi hay mã sẽ không hoạt động. Nhiều bạn nói rằng Google chơi khăm hay đã mã hóa code của bạn, nhưng xin thưa là không phải như thế mà cấu trúc của Blogger XML mới yêu cầu chặt chẽ hơn và bắt buôc các ký tự dạng > < và hoặc phải được chuyển thành các thực thể phù hợp cho xhtml. Ví thế mã code phải có dạng như sau mới đúng yêu cầu và mới hoạt động tốt được:

&lt;script type=&quot;text/javascript&quot;&gt;&lt;!--

google_ad_client = &quot;pub-xxxxxxxxxx&quot;;

/* 468x60, created 3/17/08 */

google_ad_slot = &quot;3105157606&quot;;

google_ad_width = 468;

google_ad_height = 60;

//--&gt;

&lt;/script&gt;

&lt;script type=&quot;text/javascript&quot;


src=&quot;http://pagead2.googlesyndication.com/pagead/show_ads.js&quot;&gt;

&lt;/script&gt;

Với công cụ chuyển mã này, bạn chỉ cần mất vài giây để chuyển mã javasrcipt sang mà theo yêu cầu của Blogger mà hoàn toàn miễn phí tại Blogger Ad Code Converter.

Việc đơn giản mà bạn cần làm là đăng nhập vào tài khoản Adsense, AdBrite, Chitika, Shopzilla…chọn định dạng, kích cỡ, lấy mã và paste vào công cụ này và nhấn nút Convert Ad Code, chờ 2-5 giây bạn sẽ có một mã mới. Copy mã mới đó và paste vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn. Đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động như những gì bạn mong muốn. Xem hình minh họa!


Những loại mã code nào được hỗ trợ?

Thực ra nó có thể dùng cho tất cả các loại code và có thể chuyển từ bất kỳ một mã HTML hay javascript thành XHTML chuẩn. Các mã code tiêu biểu mà các bạn thường gặp là AdSense, Text Link Ads, AdBrite, LinkWorth, Chitika, Amazon, và cả Ads@CDT nữa.

Về mặt kỹ thuật mà nói, công cụ này chỉ đơn giản là thay các ký tự của mã HTML thành các mã XHTML tương ứng như <, >, & thành &lt;, &gt;, &amp; để phù hợp với yêu cầu của Blogger XML.

Nhiều bạn sẽ lo lắng bị Google Adsense khóa tài khoản vì vi phạm TOS hay chính sách:

Nếu các bạn đang dùng Adsense thì không lo lắng gì cả vì công cụ này không hề làm biến đổi về mã code của Adsense mà chỉ giúp chuyển các mã HTML thành mã XHTML tương ứng phù hợp với yêu cầu của Blogger XML mà thôi. Hơn nữa, công cụ cũng không hề làm thay đổi tính năng của mã Adsense hay bất kỳ mà gì khác.

Các bạn không tin? Nếu không tin, sau khi chuyển mã, chèn vào blog và bạn thử view blog sẽ thấy quảng cáo hiện đúng ý muốn. Để biết mã Adsense vừa chuyển đổi có đúng như trước khi bạn chuyển đổi không. Việc đơn gian là Click chuột phải vào trang blog mà mình vừa chèn code, chọn view page source, tìm đến mã adsense thì nó vẫn như lúc bạn lấy từ tài khoản ra. Thế là yên tâm rồi!

Chúc các bạn may mắn.

(Theo: Blogviet)

--> Đọc tiếp...

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2008

30 lời khuyên tăng lượng truy cập (traffic) cho Blog

Bài viết này tôi trích từ bài viết của Phamem "25 thủ thuật tăng traffic cho Blog" , đồng thời dịch thêm 5 lời khuyên từ 5 Blogger nổi tiếng mà Phamem đã lượt bớt. Nguồn tiếng Anh của bài viết này các bạn có thể xem ở đây.

Cảm ơn Phamem đã bỏ công dịch bài này cho những blogger mới chập chững vào nghề như tôi. Tôi xin được phép giữ lại nguyên văn 25 lời khuyên mà Phamem đã dịch. Những lời khuyên tôi tô màu đỏ là những tip mà Phamem đã lượt bớt. Dịch thuật là một công việc không dễ, hơn nữa tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi chỉ cố gắng hết sức mình để dịch sát ý, thoát ý nhất để cho các bạn có thể dễ đọc và dễ hiểu nhất. Mọi góp ý xin được hoan nghênh!
Sau đây là nội dung của 30 lời gợi ý này:

1. Sridhar Katakam
Hãy dõi bước theo các blog và viết comment trên đó. Một cách khá tốt để theo dõi các ý kiến trên các blog là cài MyBlogLog widget vào blog và ghé thăm blog của những người đã từng ghé thăm blog của bạn.

2. Ian Delaney
Không có gì thu hút được traffic nhiều và lâu dài bằng giá trị của nội dung trên blog. Những bài viết hay sẽ được mọi người link đến và chúng sẽ có mặt trên del.icio.us, việc có mặt trong del.icio.us sẽ tốt hơn rất nhiều so với có mặt trang chủ của Digg.

3. Scott Townsend
Hãy thông báo cho các bộ máy tìm kiếm và Technorati (sử dụng chức năng Ping) ngay khi blog của bạn được cập nhật. Việc này sẽ giúp bạn có được nhiều traffic nhất từ các nguồn trên.

4. Kyle
Rất đơn giản. Hãy chú ý đến những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực của bạn. Đó có thể là một vấn đề rất hóc búa cần giải quyết hoặc một khái niệm rất khó giải thích. Hãy giới thiệu nó với mọi người, hãy làm cho nó ngắn hơn và giải thích nó theo cách thật dễ hiểu bằng chính những kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Tôi thấy rất ngạc nhiên khi biết rằng những bài viết đơn giản sẽ xuất hiện bên trên các bài viết phức tạp trên các kết quả tìm kiếm. Có lẽ đây là lí do vì sao nó giúp tăng traffic.

5. Grant Gerver
Hãy cố tạo các khơi gợi để tranh luận. Tôi viết về tất cả những viễn cảnh chính trị theo một cách hài hước, nhưng mặt khác lại chế nhạo và mỉa mai.

6. Daniel
Một thủ thuật đơn giản có thể sẽ giúp tăng page view là: cài translator plugin. Tôi quyết định bỏ tiền để mua plugin này. Nhưng nếu tôi không nhầm thì có một số khác miễn phí. Kết quả dịch thuật có thể không tốt lắm, nhưng dù sao nó cũng giúp thu hút những người không thông thạo tiếng Anh có thể hiểu được tiếng Anh qua ngôn ngữ của họ.

7. Rory
Hãy đăng các bài viết của bạn lên blog carnivals. Hầu như mọi bài viết của bạn sẽ được đăng, và chắc chắn nó sẽ thu hút được thêm khách xem.

8. Ramen Junkie
Newsgroups. Tôi luôn thấy hiệu quả khi viết đánh giá trên một newsgroup.

9. Eric Atkins
Hãy tạo một giao diện mới cho blog. Không những nó thu hút hơn trong mắt người đọc thân quen, mà bạn còn có thể đưa nó lên một số site CSS gallery. Bạn sẽ có được rất nhiều traffic và backlink từ những site này.

10. Megan Taylor
Hãy tham gia thảo luận trên những blog có chủ đề tương tự. Hãy bắt đầu từ chính blog của bạn. Đừng chỉ viết về một câu chuyện và để nó nằm chềnh ềnh ở đó, hãy thu hút đọc giả, hãy khơi gợi các câu hỏi và kêu gọi hành động

11. Guido
Viết ý kiến trên các blog. Viết các nội dung hữu ích và kết bạn với mọi người trên các forum.

12. Brian Auer
Để có traffic, bạn phải năng động. Tôi viết comment trên các blog khác có liên quan đến blog của tôi, và tôi post cả link của tôi ở phần chữ kí trên các forum. Hãy quảng cáo cho blog của bạn bằng các dòng chữ thật to và chắc chắn nó sẽ thu hút người đọc.

13. Shankar Ganesh
Hãy chịu khó lòng vòng trên MyBlogLog.com và chắc chắn bạn sẽ tìm thêm được người đọc cho blog của mình. Hãy cố gắng tham gia càng nhiều các cộng đồng có liên quan đến bạn càng tốt.

14. Andrew Timberlake
Một thủ thuật để tăng traffic rất tuyệt vời là hãy thêm địa chỉ blog của bạn trong các bussiness card, các tiêu đề thư, các cuốn sách, và quảng cáo trong các chữ kí.

15. Cory OBrien
Hãy đọc thật nhiều các blog khác. Hãy để lại trackbacks. Hãy chú tâm tối ưu hóa blog cho các bộ máy tìm kiếm. Hãy chú trọng đến các site bookmark trực tuyến như digg.

16. Jester
Hãy để lại comment trên các blog khác. Nếu bạn đã đọc xong một bài viết trên blog khác, thì bạn chỉ mất vài giây để để lại một lời nhắn về việc đồng tình hay phản đối với tác giả. Bạn sẽ được để lại một link đến blog của bạn và chắc chắn bạn sẽ có thêm traffic từ comment đó.

17. Goerge Manty
Hãy viết 3-5 lần mỗi ngày. Sử dụng các dịch vụ ping như pingomatic hoặc là thiết lập Wordpress để tự động ping các dịch vụ này. Hãy khơi gợi người đọc. Đặt các polls, hãy hỏi người đọc các câu hỏi, hãy đưa ra các câu đố, các công cụ miễn phí, v.v.. Hãy làm cho họ muốn quay lại và muốn giới thiệu với bạn bè của họ về bạn

18. Engtech
Cộng đồng. Nó chỉ là một từ nhưng nó là từ quan trọng nhất khi bước vào thế giới blog. Xây dựng một cộng đồng xung quang bạn sẽ giúp bạn tăng traffic rất nhiều. Nhưng phải bắt đầu thế nào? Câu trả lời tốt nhất luôn là “SEO, các mạng xã hội và viết comment trên các blog khác.

19. Chris

Các bạn hãy đăng ký một tài khoản ở Squidoo. Các "lens" của Squidoo giúp bạn tăng traffic cho trang của mình. Việc sử dụng "lens" giúp bạn có thể thu hút được một lượng khách viếng thăm, bao gồm những trang phổ biến trong "lân cận" của bạn. Cập nhật Website của bạn vào danh sách những trang như thế sẽ giúp bạn tăng lượng truy cập.

20. Splork
Tôi đã từng có những bài viết thành công và đã đăng lên EzineArticles. Những bài viết có các từ khóa tối ưu cho việc tìm kiếm và được EzineArticles chấp nhận sẽ có xu hướng xếp hạng rất cao trên Google. Hãy đặt các liên kết bằng các từ khóa ở cuối các bài viết để người đọc có thể ghé thăm blog của bạn là cách rất tốt để tăng traffic.

21. Jen Gordon

Lượng truy cập vào Blog của tôi đã tăng lên một cách bất ngờ khi blog của tôi tham gia vào các cổng thiết kế CSS như www.cssmania.com và www.webcreme.com. Nếu bạn đầu tư một ít thời gian nghiên cứu ý tưởng và thiết kế cho blog của bạn, khi bạn gởi trang của bạn đến những cổng thiết kế thì blog của bạn không chỉ có thể tăng thêm traffic mà còn có thể xây dựng thêm một cộng đồng xung quanh bạn.

22. Kat
Tôi tham gia vào các cộng đồng giống như MySpace. Tôi chia sẻ suy nghĩ trên forum của họ, viết giới thiệu về blog của tôi trên blog của họ và tôi tạo một nhóm cho riêng mình. Cách này giúp tôi rất thành công.

23. Inspirationbit
Hầu như mọi người đều biết các trang bookmark xã hội như Digg, Del.icio.us, v.v.. mang đến rất nhiều traffic. Nhưng hiện tại tôi đang đăng một số bài viết của mình lên blogg-buzz.com (một site giống như digg), và tôi luôn nhận được không tồi traffic từ họ.

24. Mark Alves
Tham gia vào trả lời các câu hỏi trên Yahoo Answers và cố gắng đặt liên kết đến blog của bạn trong các câu trả lời đó nếu như câu hỏi đó có liên quan đến blog của bạn.

25. Tillerman
Hãy là người đầu tiên viết về "Top 10 blog" về lĩnh vực của bạn. Bài viết sẽ xếp hạng cao trong bất kỳ tìm kiếm nào của những blog nói về lĩnh vực của bạn, và những blogger khác trong lĩnh vực của bạn sẽ viết về bài viết đó, đồng thời sẽ tạo link đến nó.

26. Nick
Tham gia vào các diễn đàn là một các tuyệt vời để thu hút những độc giả trung thành. Hoặc là tạo link ở chữ ký của bạn, hoặc cho những lời khuyên và gợi ý hữu ích, sắc xảo sẽ giúp bạn có được một lượng truy cập thật chất lượng, thể hiện ở những độc giả quay trở lại với blog của bạn.

27. Brandon Wood
Một thủ thuật đơn giản mà tôi đã từng sử dụng để tăng traffic cho blog của mình là tham gia vào dự án viết blog theo nhóm.

28. Alan Thomas

Đừng quên các bài lưu trũ của bạn! Tôi chỉ đăng lên blog tất cả các cuộc phỏng vấn tôi đã thực hiện vào 7 tháng trước. Một trong số chúng sinh ra một link mới, và một lượng lớn các truy cập đến từ một nhóm người sử dụng, họ có thể được coi như là những độc giả trung thành của bạn.

29. KWiz
Viết những thứ gây tranh luận. Tôi không nghĩ việc viết những điều gây tranh cãi chỉ vì mục đích có thêm traffic là tốt, nhưng thực sự nó rất có tác dụng.

30. Dennis Coughlin
Tìm những blog hay nhất và liên lạc với các chủ blog đó. Hãy giới thiệu về mình và gửi cho họ địa chỉ blog của bạn. Nó sẽ giúp họ đọc, khám phá blog của bạn. Và biết đâu họ sẽ link đến bạn.

Trên đây không phải là tất cả các cách có thể giúp tăng traffic cho blog của bạn và nó cũng không phải là một bài học chính thống. Còn có rất nhiều cách khác nữa. Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết, có thể nó phù hợp hoặc không phù hợp với bạn. Nhưng dù sao nó cũng là những tham khảo rất thú vị cho những blogger mới vào nghề.

--> Đọc tiếp...
Watch the latest videos on YouTube.com
Your Name :
Your Email :
Subject :
Message :
Image (case-sensitive):